Đá nhân tạo thải ra bụi silic khi cắt – đây là nguyên nhân gây ra các bệnh c.hết người và ung thư. Ảnh: Getty images

Lệnh cấm được đưa ra sau khi các chuyên gia cho biết vật liệu này là chất xúc tác chính gây ra cái c.hết của nhiều công nhân xây dựng trên khắp quốc gia châu Đại Dương này.

Ông Zack Smith – Thư ký Quốc gia của Liên minh Công nhân Xây dựng, Lâm nghiệp và Hàng hải (CFMEU) – ca ngợi quyết định này của chính phủ, cho rằng lệnh cấm sẽ cứu mạng sống của các công nhân xây dựng tại Australia.

Đồng tình với ý kiến trên, bà Melita Markey – Giám đốc Viện Sức khỏe Hô hấp bang Tây Australia – cho rằng đây là một quyết định tuyệt vời vì tác động của đá nhân tạo đối với sức khỏe của người lao động là rất lớn. Đá nhân tạo được sử dụng phổ biến nhất để chế tạo mặt bàn bếp, khiến những công nhân sử dụng vật liệu này có nguy cơ mắc bệnh phổi c.hết người, gọi là bệnh bụi phổi silic, không thể chữa khỏi.

Bà Markey cho biết tỷ lệ sống sót thấp phần lớn là do rất khó chẩn đoán căn bệnh này ở giai đoạn đầu, đồng thời nhấn mạnh còn rất nhiều việc có thể làm để bảo vệ sức khỏe của người lao động, đặc biệt là đầu tư vào việc nghiên cứu y học về bệnh bụi phổi silic.

Ông Smith cũng cho rằng lệnh cấm chỉ là bước đi đầu tiên và nghiệp đoàn của ông sẽ tiếp tục chiến dịch để đảm bảo những nạn nhân của căn bệnh c.hết người này sẽ nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Đồng thời, ông nhấn mạnh cần chắc chắn rằng lệnh cấm này đủ mạnh để ngăn chặn bất kỳ sản phẩm nào trong tương lai có thể gây hại cho người lao động thông qua việc cắt hoặc mài các sản phẩm đá.

Tổ chức Phổi của Australia ước tính vào năm 2023, khoảng 600.000 công nhân trên khắp quốc gia châu Đại Dương này đã tiếp xúc với bụi silic, khiến tính mạng của họ gặp nguy hiểm.